Home / Phật pháp / Phật giáo lý giải vì sao “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”

Phật giáo lý giải vì sao “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”

Ai cũng một vài lần trong đời nghe câu “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, nhưng ít ai hiểu cặn kẽ nguồn cơn câu nói tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng lại chứa đựng bài học cuộc sống trong đó.

Xem thêm Buông bỏ là gì? Đọc 3 câu chuyện Phật giáo dưới đây sẽ rõ

Hóa ra mọi việc tốt xấu, thiện ác chốn nhân gian đều có nhân duyên

Theo luật nhân quả thì ai làm người nấy chịu: cha làm tội, con không thể thay thế được; con làm tội, cha không thể thay thế được. Vậy tại sao thấy có những việc: cha làm con phải chịu liên can, con làm cha phải chịu ảnh hưởng? Đó là vì: Nhân quả nghiệp báo có hai thứ: Biệt nghiệp và Cộng nghiệp.

Bật nghiệp

Bật nghiệp là nghiệp báo riêng của mỗi chúng sinh, như mình học nhiều thì mình biết nhiều, mình ăn thì mình no, mình siêng năng thì mình dễ thành công, mình lười thì mình thất bại.

Cộng nghiệp

Cộng nghiệp là nghiệp chung cho nhiều chúng sinh; cùng sống trong một hoàn cảnh. Đã sinh chung một gia đình, một xứ sở hay một dân tộc, thì cái nghiệp quả phải có liên quan với nhau. Đó là vì: ” Thông thường Thiêng Liêng hay sắp xếp cho những LINH HỒN cùng tầng bậc, cùng số vốn đức ở với nhau, giống như con người hễ giàu có tiền đức thì ở cùng tầng lớp giàu mà những người nghèo đức thì cũng phải ở cùng với những người nghèo đức”.

Phật giáo lý giải vì sao “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”
Phật giáo lý giải vì sao “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”

Phật đã từng dạy rằng:

“Điều mẹ cha bà con,

Không có thể làm được

Tâm hướng chánh làm được

Làm được tốt đẹp hơn.”

Khi tâm ta ‘hướng chánh’ thì tất cả các nghiệp đều được chuyển hóa cho dù nghiệp lực đó có phát xuất từ góc độ nào hay đã xảy ra bao lâu. Thừa hưởng cái hay của thế hệ đi trước, đồng thời cũng phải gánh chịu những hậu quả xấu của thế hệ đó để lại, là một điều tự nhiên. Đức Phật không khuyên chúng ta né tránh cái quả. Khi những nghiệp quả xấu của thế hệ trước truyền thừa đến chúng ta, nếu chúng ta vẫn tiếp tục nhận chịu mà không làm gì cả để chuyển hóa thì thế hệ con cháu mình sẽ phải tiếp tục thừa hưởng.

Nếu chúng ta muốn dứt tuyệt những hệ quả xấu của đời trước để lại, thì mình phải biết hướng tâm đến những cái chân chánh, thiện lành. Chính hành động này sẽ giúp cho thế hệ sau tránh được hậu quả của tổ tông truyền lại.

Phật dạy, chúng ta có biệt nghiệp và cộng nghiệp riêng của mình, nhưng nếu không biết hướng tâm đến chánh đạo, mình sẽ chọn theo cái cộng nghiệp sẽ đưa đẩy mình đến cái kết quả tiêu cực như cha ông mình đã làm. Như trường hợp người hay nhậu nhẹt thích làm bạn với người thích rượu chè; ngược lại, người muốn tìm hạnh phúc sẽ thích thân gần với người có hạnh phúc. Cũng vậy, những kẻ tiêu cực, chán đời thường thích gần gũi với người thích phê phán, chỉ trích người khác!

Muốn chấm dứt cái hậu quả ‘cha ăn mặn, con khát nước’ truyền xuống từ trong gia đình, chính mình phải tu tập chuyển hóa bản thân để cộng nghiệp gia đình sẽ chấm dứt trong đời mình và không còn tiếp tục cho đến đời sau.

Xem thêm ĐỨA CON ĐÒI NỢ !!!

About Dương Công Hầu

Check Also

Thái độ của Phật tử đối với tà ác nên thế nào?

Thái độ của Phật tử đối với tà ác nên thế nào?

Ý nghĩa của câu chuyện về 5 vị đạo nhân ở trong một miếu am ...